Rực rỡ trang phục phụ nữ Mông

- Người Mông ở tỉnh Tuyên Quang là dân tộc thiểu số đông thứ 4 sau dân tộc Tày, Dao, Cao Lan, tập trung đông nhất ở huyện Yên Sơn, Na Hang, Lâm Bình… Dân tộc Mông ở Tuyên Quang vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo. Một trong những biểu trưng của tinh hoa văn hóa Mông đó là trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông.

 Chiếc váy xòa nhằm tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của phụ người Mông.

Trong bộ váy của người phụ nữ Mông gần như thể hiện được toàn bộ sự tài hoa khéo léo cầu kỳ trong từng đường kim, mũi chỉ với từng nét hoa văn họa tiết nhỏ. Chiếc váy có nhiều nếp gấp rộng, xòe ra mềm mại như cánh hoa, trên nền váy thường được thêu những sợi chỉ nhiều màu.

Các loại hình hoa văn, họa tiết thường thấy là những hoa văn hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc… Ống tay áo là nơi tập trung nhiều nhất, các hoa văn, hoạt tiết; thường là những đường hoa văn ngang với đủ màu sắc đây là nơi hoa văn tập trung nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo.

Người Mông rất ưa sử dụng màu sặc sỡ với 4 loại màu cơ ban là xanh, đỏ, trắng vàng trong đó màu đỏ giữ vai trò chủ đạo và cũng là màu khó thêu nhất vì màu đỏ là màu được thêu đầu tiên trên tấm vải. Màu đỏ làm người Mông nổi bật trước đám đông trong phiên chợ hay trong các lễ hội đồng thời màu sắc tươi sáng rực rỡ đó còn là biểu trưng cho sự ấm áp no đủ hạnh phúc và khát vọng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nét đẹp của thiếu nữ dân tộc Mông ở Nà Pin, xã Đà Vị (Na Hang).

Người Mông rất gắn bó với trang phục truyền thống của mình, hàng ngày dù nắng hay lạnh, mùa đông hay mùa hè, lúc lên nương làm rẫy hay tham gia các trò chơi dân gian mọi người vẫn mặc trang phục truyền thống ít vận mượn của dân tộc khác. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại trang phục phụ nữ Mông ít nhiều cũng có những thay đổi về chất liệu và kiều dáng nhưng vẫn giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong từng đường nét hoa văn thổ cẩm.

Bài, ảnh: Cảnh Trực

Tin cùng chuyên mục